Client và Agency đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện các chiến dịch quảng cáo và truyền thông. Tuy nhiên, chúng là hai môi trường hoạt động có đặc thù công việc hoàn toàn khác nhau. Để tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm của Client và làm rõ sự khác biệt so với Agency, hãy cùng Hanbros theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Client là gì?
Trong lĩnh vực Marketing, khái niệm “Client” (khách hàng) thường được sử dụng để chỉ người/tổ chức mà một doanh nghiệp muốn tiếp cận hoặc bán sản phẩm/dịch vụ cho họ.
Thông thường, doanh nghiệp Client sẽ thuê đối tác Agency thực hiện các dự án truyền thông lớn mà đội ngũ Marketing trong công ty không thể đảm nhận. Client sẽ truyền tải ý tưởng, mục tiêu, mong muốn trong chiến dịch truyền thông cho Agency. Trong quá trình thực hiện, Client sẽ trực tiếp giám sát, theo dõi tiến trình để nhận được kết quả tốt nhất.
2. Đặc điểm của Client
Client là người hoặc tổ chức thuê các dịch vụ của một agency để đạt được mục tiêu kinh doanh hoặc tiếp cận khách hàng. Đặc điểm của một Client có thể bao gồm:
- Mong muốn được thấu hiểu: Để sự hợp tác của hai bên có thể tạo ra những chiến dịch truyền thông bùng nổ thì việc được thấu hiểu được đặt lên hàng đầu. Agency không chỉ phải thấu hiểu ý tưởng ban đầu, mục tiêu chiến dịch mà còn cần thấu hiểu cả doanh nghiệp, Client của mình.
- Yêu cầu những con số rõ ràng: Trước khi tiến hành chiến dịch, Agency nên cung cấp cho Client những số liệu cụ thể về kết quả sẽ đạt được. Những con số này phản ánh độ hiệu quả khi thực hiện chiến dịch đó.
- Cần dự báo ngân sách chính xác: Khi nhận dự án, Agency phải chắc rằng ngân sách cần được dự báo chính xác nhất để có thể tối ưu doanh thu.
- Mong muốn được cung cấp giải pháp hiệu quả: Client khi tìm đến Agency, họ mong muốn được cung cấp những giải pháp tối ưu và phù hợp với mục tiêu đang hướng tới.
3. Sự khác nhau khi làm việc tại Client và Agency
Bạn đang phân vân không biết nên làm Agency hay Client? Làm việc tại hai môi trường là hai trải nghiệm khác nhau, mỗi nơi đều sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Dưới đây là sự khác biệt Agency và Client mà bạn nên biết:
- Tính chuyên môn: Ở Agency, bạn có thể được phân công vào các dự án khác nhau, do đó sẽ phải làm việc với nhiều loại sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau. Trong khi đó, khi làm việc tại Client, bạn sẽ trở nên chuyên môn hơn trong lĩnh vực của khách hàng.
- Tính cạnh tranh: Tại Agency, bạn sẽ cạnh tranh với các đối thủ khác để giành thêm dự án và khách hàng. Còn khi làm việc tại Client, bạn sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng và không có sự cạnh tranh nội bộ.
- Tính linh hoạt: Ở Agency, bạn có thể làm việc với nhiều loại khách hàng khác nhau và thay đổi các dự án tùy thuộc vào thị trường. Ngược lại, khi làm việc tại Client, bạn phải thích nghi với các quy trình và quy định của khách hàng cụ thể.
- Tầm nhìn chiến lược: Khi làm việc tại Agency, bạn có thể có tầm nhìn chiến lược toàn cầu hơn, bởi vì bạn sẽ được làm việc với nhiều khách hàng và dự án khác nhau. Còn khi làm việc tại Client, bạn sẽ tập trung vào nghiên cứu và triển khai chiến lược cho khách hàng cụ thể.
4. Yếu tố cần có khi làm việc tại Client
Các công việc cụ thể của Client khi làm Marketing hay mức lương của nhân viên Client đang là thắc mắc của rất nhiều bạn. Hãy để Hanbros giải đáp một cách chi tiết cho bạn nhé.
4.1 Các công việc của Client khi làm Marketing
Những vị trí mà một người làm Client thường làm tại các công ty:
- Quản trị thương hiệu – Brand Manager: Khi đảm nhiệm vị trí này, bạn sẽ phải chịu áp lực lớn cũng như cần có khả năng tư duy logic, phân tích dữ liệu chính xác. Đặc biệt là am hiểu sâu sắc thị trường cùng kinh nghiệm “tham chiến” thực tế qua thời gian.
- Quản trị truyền thông – Media Manager: Là người chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông hiệu quả và phù hợp. Mục tiêu là đưa thương hiệu quảng bá xa hơn và khẳng định được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
- Trade Marketing Manager: Là người chịu trách nhiệm trong quá trình đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng. Công việc của Trade Marketing Manager là xây dựng chi tiết chiến lược kinh doanh, bao gồm từ việc lên ý tưởng cho đến việc triển khai nó.
4.2 Yếu tố phù hợp khi lựa chọn làm Client
Bạn nên làm tại Client nếu:
- Muốn trở thành một chuyên gia trong một ngành hàng nhất định.
- Thích sự “đa nhiệm”, được thực chiến với nhiều công việc khác nhau trong phòng Marketing.
- Yêu thích sự ổn định và xác định sự nghiệp lâu dài gắn bó với công ty.
- Mong muốn được thăng tiến theo đúng theo lộ trình sự nghiệp.
- Muốn kỹ năng của mình được phát triển một cách toàn diện.
- Muốn được là người tạo ra kết quả cuối cùng trong kinh doanh – Marketing như doanh số, thị phần…
5. Tổng kết
Có thể nói, Client và Agency là hai loại hình tiêu biểu và rất quan trọng đối với doanh nghiệp Marketing hiện nay. Qua bài viết trên, Hanbros hy vọng bạn đọc sẽ hiểu hơn về hai khái niệm Client và Agency là gì, từ đó lựa chọn được một môi trường làm việc phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân.