Giải pháp tăng trưởng chuyển đổi số cho SME

Trong thời đại số hóa và mạng xã hội hiện nay, Influencer Marketing đã trở thành một phương thức quảng cáo ngày càng phổ biến và hiệu quả đối với các thương hiệu. Nếu bạn đang thực hiện hay có ý định thực hiện một chiến dịch Marketing với Influencer, bạn cần nắm rõ những kiến thức căn bản được đề cập trong bài viết dưới đây.

1. Influencer Marketing là gì?

Marketing với Influencer là một hình thức tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ quen thuộc. Đó là sử dụng những người nổi tiếng, người gây ảnh hưởng trên các mạng xã hội hoặc trên các nền tảng truyền thông khác để quảng bá sản phẩm của một công ty đến khách hàng tiềm năng. 

Influencer Marketing là một phần quan trọng của chiến lược Social Media Marketing. Nó giúp các thương hiệu tiếp cận được đến những đối tượng khách hàng mà họ khó có thể đạt được thông qua các kênh truyền thông truyền thống.

2. Phân loại Influencer Marketing

Influencer có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng dưới đây là một số phân loại phổ biến:

2.1 Phân loại dựa vào số lượt theo dõi

Phân loại Influencer dựa vào số lượt theo dõi
Phân loại Influencer dựa vào số lượt theo dõi

Dựa vào lượng lượt theo dõi, có thể phân Influencer ra thành 4 loại theo thứ tự lượt follow từ thấp đến cao đó là:

  • Mega Influencer: Sở hữu hơn 1,000,000 người theo dõi. Họ thường là những người mẫu, diễn viên, người nổi tiếng trong lĩnh vực hoạt động nào đó. Influencer này được nhiều nhãn hàng lớn săn đón làm đại sứ thương hiệu bởi sự chuyên nghiệp cao và sức ảnh hưởng toàn cầu. 
  • Macro Influencer: Có từ hơn 100,000 – 1,000,000 người hâm mộ. Được coi là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó nên rất thích hợp cho những doanh nghiệp muốn tăng độ nhận diện thương hiệu và tiếp cận thị trường lớn. Ưu điểm của loại hình này là khả năng lan tỏa thông tin rộng và nhanh chóng.
  • Micro Influencer: Thường có từ 10,000 – 100,000 người theo dõi trên trang cá nhân. Họ nổi bật trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, ví dụ như mẹ bỉm sữa, nấu ăn, thời trang, mỹ phẩm,… 
  • Nano Influencer: Trang cá nhân của Nano Influencer có từ 1000 – 10,000 follower nhưng sức tương tác không hề kém. Những doanh nghiệp nhắm đến nhóm khách hàng thuộc thị trường ngách và có nhu cầu mua hàng khác biệt thì nên sử dụng loại hình Influencer này.

2.2 Phân loại theo nội dung hoạt động

Ngoài ra, Influencer Marketing còn có thể được phân loại theo nội dung hoạt động. Dưới đây là một số phân loại thông dụng:

  • Blog: Là những người viết Blog trên các trang mạng xã hội. Họ sáng tạo nội dung, sử dụng câu chuyện, ngôn từ để chia sẻ những vấn đề gần gũi đến với mọi người. 
  • Social Media: Là nền tảng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay như Facebook, Tiktok, Twitter, Instagram,… Các kênh truyền thông này có sức ảnh hưởng lớn do đặc điểm lan truyền cực nhanh của Internet và khả năng chia sẻ liên kênh.
  • Youtube: Là nền tảng cho những người sáng tạo đăng những video, clip lên. Nội dung của video, clip càng hay và chất lượng thì càng thu hút được nhiều lượt xem và đăng ký. 

2.3 Những Influencer nổi tiếng tại Việt Nam trong từng lĩnh vực

Influencer nổi tiếng tại Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau
Influencer nổi tiếng tại Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau

Mỗi Influencer sẽ có thế mạnh riêng của mình trong từng lĩnh vực như du lịch, ẩm thực, trò chơi, làm đẹp. Dưới đây là những Influencer nổi tiếng, nhận được nhiều sự quan tâm tại Việt Nam:

  • Lĩnh vực thời trang và làm đẹp: Hà Hồ, Châu Bùi, Hà Anh,… 
  • Lĩnh vực ẩm thực: Huyền Chip, Runam Le, Cát Tường,… 
  • Lĩnh vực du lịch: Kỳ Duyên, Ngô Thanh Vân, Quỳnh Anh Shyn,…
  • Lĩnh vực game: Misthy, Pewpew, Meow 16k,…
  • Lĩnh vực giáo dục: Dương Anh, Cô Ba Sáu, Việt Anh Vlog,…

3. Các tiêu chí đánh giá một Influencer

Đánh giá một Influencer dựa trên nhiều tiêu chí
Đánh giá một Influencer dựa trên nhiều tiêu chí

Đánh giá một Influencer có thể dựa trên một số tiêu chí sau:

  • Tầm ảnh hưởng (Reach): Số lượng người theo dõi, tương tác trên các kênh truyền thông xã hội (Instagram, Facebook, Twitter, TikTok, Youtube…) của Influencer.
  • Nội dung (Content): Chất lượng, sáng tạo và tính hấp dẫn của nội dung mà Influencer đăng tải, bao gồm cả hình ảnh, video và bài viết.
  • Đối tượng (Target audience): Sự phù hợp giữa Influence và đối tượng mục tiêu của thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Tương tác (Engagement): Mức độ tương tác của người theo dõi với Influencer, bao gồm số lượt like, bình luận, chia sẻ và lượt xem trên các bài đăng.
  • Tính xây dựng thương hiệu (Brand building): Khả năng của Influencer trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Uy tín (Credibility): Mức độ tin cậy, uy tín của Influencer trong mắt người theo dõi và cộng đồng.
  • Tính phù hợp (Relevance): Mức độ phù hợp của Influencer với lĩnh vực, ngành nghề, lối sống của sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Tính sáng tạo (Creativity): Mức độ sáng tạo của Influencer trong việc sáng tạo ra nội dung mới, khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

4. Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ của Hanbros về Influencer Marketing, giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của Influencer đối với hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể dễ dàng lựa chọn được những Influencer phù hợp giúp quảng bá sản phẩm và phát triển thương hiệu của mình tốt hơn.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *