Giải pháp tăng trưởng chuyển đổi số cho SME

Sự bùng nổ của Internet và các nền tảng mạng xã hội đã tạo ra một môi trường cho sự phát triển của các KOC. Từ đó nâng cao tầm ảnh hưởng của họ đối với quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Hãy cùng Hanbros tìm hiểu KOC là gì? Sự khác nhau giữa KOL và KOC trong Marketing và cách lựa chọn sử dụng KOL và KOC cho các doanh nghiệp. 

1. Định nghĩa KOC là gì?

KOC là viết tắt của “Key Opinion Consumer” hoặc “Key Opinion Customer” trong lĩnh vực tiếp thị (marketing). KOC đề cập đến các khách hàng hay người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trong việc đưa ra đánh giá, nhận xét về sản phẩm/dịch vụ của một thương hiệu. 

Những KOC thường là khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm/dịch vụ của một thương hiệu. Họ đã có kinh nghiệm sử dụng sản phẩm đó trong một thời gian dài. Họ không phải là những chuyên gia hay người nổi tiếng. Nhưng họ có tầm ảnh hưởng lớn đến các đối tượng khách hàng khác thông qua các kênh truyền thông xã hội hoặc cộng đồng mạng.

2. Phân biệt giữa KOC và KOL 

Để so sánh sự khác nhau cơ bản giữa KOL và KOC, chúng ta có thể đánh giá dựa trên các tiêu chí bao gồm: Mức độ phổ biến, tính chuyên môn, quy mô khán giả và độ tin cậy.

2.1 Mức độ phổ biến

Phân biệt giữa KOC và KOL về mức độ phổ biến
Phân biệt giữa KOC và KOL về mức độ phổ biến

KOC đề cập đến khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm/dịch vụ của một thương hiệu. Họ có tầm ảnh hưởng lớn đến các đối tượng khách hàng khác thông qua các kênh truyền thông xã hội hoặc cộng đồng mạng. Các KOC thường không phải là chuyên gia hay người nổi tiếng. 

KOL là những người có tầm ảnh hưởng lớn đến một nhóm khách hàng hoặc cộng đồng nhất định. Họ thường được coi là chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của một thương hiệu. Các KOL là những người nổi tiếng, chuyên gia hoặc có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. KOL được biết đến rộng rãi hơn so với KOC và có tầm ảnh hưởng lớn đến cộng đồng của mình.

2.2 Tính chuyên môn

KOL là những nhóm người có tầm ảnh hưởng lớn hay có hiểu biết chuyên môn sâu rộng trong một lĩnh vực nhất định nào đó. Dựa trên những kiến thức và độ uy tín của mình, KOL sẽ nhận hợp đồng quảng cáo từ các nhãn hàng và thuyết phục người mua sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Ngược lại, KOC hay còn được gọi là Customer Review, họ không cần phải quá am hiểu về sản phẩm. Mà họ sẽ đứng trên cương vị là người mua hàng, người tiêu dùng để trải nghiệm thực tế sản phẩm, sau đó đưa ra những đánh giá mang tính cá nhân.

2.3 Quy mô khán giả

Phân biệt giữa KOC và KOL về quy mô khán giả
Phân biệt giữa KOC và KOL về quy mô khán giả

Quy mô khán giả của KOL còn được phân cấp dựa trên tầm ảnh hưởng, số lượng người theo dõi họ trên các nền tảng sáng tạo nội dung. Số lượng Followers có thể dao động từ 100.000 người đến hàng triệu người.

So với KOL, KOC đa số có lượng người theo dõi thấp hơn. Tuy nhiên, họ lại nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng nhiều hơn. Vì vậy, dù sở hữu lượng Follower thấp nhưng hiệu quả đem lại có thể khiến bạn bất ngờ.

2.4 Độ tin cậy

KOL thường được các nhãn hàng book để PR, nên đôi khi KOL cũng đưa ra những đánh giá không chính xác với thực tế. Xét về độ tin cậy, KOL vẫn chưa nhận được sự tin tưởng cao từ khách hàng. 

Nhưng với KOC, họ được khách hàng tin tưởng gần như tuyệt đối, bởi chính KOC cũng là một khách hàng. Những đánh giá của KOC thực tế và không mang tính quảng cáo cho thương hiệu họ review. 

3. Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng KOL và KOC?

Cả KOC và KOL đều là những nhân tố quan trọng trong các chiến dịch truyền thông, quảng bá của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cách sử dụng KOC và KOL lại có phần khác nhau.

3.1 Phát triển sản phẩm mới

Trong quá trình phát triển sản phẩm mới, KOL sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về ngành công nghiệp của mình, cạnh tranh và xu hướng thị trường. Trong khi đó, KOC sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và thói quen tiêu dùng của khách hàng. Sử dụng kết hợp cả hai sẽ giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và khách hàng.

3.2 Chiến dịch marketing

Trong quá trình thiết kế chiến dịch marketing, KOC sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng mục tiêu, tầm nhìn, giá trị và nhu cầu của họ. Trong khi đó, KOL sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về xu hướng và cách tiếp cận trong ngành công nghiệp của mình. 

3.3 Quản lý rủi ro

Trong trường hợp doanh nghiệp đang đối mặt với rủi ro hoặc khó khăn trong kinh doanh. KOL sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về ngành công nghiệp của mình và cách các đối thủ cạnh tranh hoạt động. Trong khi đó, KOC sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tâm lý và nhu cầu của khách hàng trong tình huống khó khăn. 

4. Tổng kết

KOC đang dần trở thành một xu hướng tiếp thị quan trọng, được nhiều thương hiệu, nhãn hàng lựa chọn nhờ vào những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Qua những chia sẻ trên của Hanbros, hy vọng bạn đọc đã cơ bản hiểu được KOC là gì? Sự khác nhau giữa KOL và KOC cũng như biết cách sử dụng KOL hay KOC trong các chiến dịch phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *